• Gợi ý từ khóa:
  • Đông trùng hạ thảo, Nhân sâm Ngọc Linh, Nhung hươu,...

Tìm Hiểu Sâm Ngọc Linh - Công Dụng Thành Phần và Giá bán

Sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất thế giới, được phát hiện tại Việt Nam. Theo nghiên cứu, trong sâm Ngọc Linh có hàm lượng Saponin cao nhất trong các loại sâm cùng nhiều hợp chất hiếm thấy khác, đem lại tác dụng vượt trội cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ gửi đến độc giả những thông tin chi tiết về nguồn gốc, công dụng, giá bán mới nhất và địa chỉ mua uy tín số 1 tại Việt Nam, mời bạn đọc theo dõi. 

Những thông tin tổng quan về sâm Ngọc Linh – Quốc bảo của nước Việt

Sâm Ngọc Linh là gì? Đây là một loại sâm được xếp vào top 5 nhân sâm tốt nhất thế giới, được phát hiện tại Việt Nam.

  • Các tên gọi khác: Sâm Ngọc Lĩnh, sâm Trúc, tiết trúc nhân sâm, sâm Việt Nam, sâm Khu 5, sâm K5, củ Ngải Rọm, cây thuốc giấu,…
  • Danh pháp theo khoa học: Panax Vietnamensis
  • Họ: Cuồng cuồng – Araliaceae

Nguồn gốc sâm Ngọc Linh ở đâu?

Các tài liệu cho biết, sâm Ngọc Linh là một loại sâm được đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng phát hiện và sử dụng như củ rừng. Được mệnh danh là “báu vật đại ngàn” giúp bồi bổ, chữa bệnh, gọi là củ Ngải Rọm hay cây thuốc giấu.

Tiếng lành đồn xa, vào năm 1973, Khu Y Tế Trung Ương cử đoàn cán bộ với sự chỉ đạo của dược sĩ Đào Kim Long đã đến chân núi Ngọc Linh để tìm hiểu về cây thuốc này với nhu cầu phục vụ chiến tranh.

Ngày 19/03/2973, đoàn cán bộ đã phát hiện vùng sâm rộng lớn, trải dài tại chân núi Ngọc Linh, nơi có độ cao trên 1.800m so với mực nước biển. Dược sĩ Đào Kim Long xác định núi Ngọc Linh là quê hương của loại sâm này, nhờ đó người đời đặt tên là sâm Ngọc Linh. Năm 1984, sâm chính thức được đưa vào sách đỏ Việt Nam do số lượng cá thể tự nhiên đang ngày càng khan hiếm trầm trọng.

Đặc điểm thực vật và hình dáng sâm

Cây sâm Ngọc Linh có nhiều đặc điểm tương đồng với các loại thực vật trong cùng họ nhân sâm. Do đó nếu không tinh ý sẽ dễ bị nhầm lẫn với các loại sâm khác như củ tam thất, sâm Triều Tiên, sâm Lai Châu,…

Dưới đây là những đặc điểm thực vật của sâm Ngọc Linh:

  • Là loại cây sống lâu năm, thân khí sinh mọc thẳng đứng, màu tím hoặc xanh lục, đường kính thân nhỏ khoảng 4mm và có nhiều nhánh, cao khoảng 40 – 100cm.
  • Thân có nhiều sẹo, đốt dài 5 – 7 mm, mỗi một đốt mọc ra 1 lá rất giống đốt ở cây trúc.
  • Rễ cây mọc bò ngang ở trên hoặc sát mặt đất, có nhiều rễ nhánh con và củ, đường kính 1 – 2cm.
  • Lá ở đỉnh thân là lá kép, hình chân vịt, có 3 – 5 nhanh lá, phiến lá hình trứng ngược dài từ 12 – 15cm, rộng khoảng 3 – 4cm, ở mép lá có khía răng cưa, lông phủ 2 bản lá.
  • Cây sâm Ngọc Linh trên 4 tuổi bắt đầu có hoa hình tán đơn, mỗi tán có 60 – 100 bông hoa với cuống ngắn. Hoa sâm màu vàng nhạt, có 5 cánh.
  • Quả sâm mọc ở trung tâm của tán lá, chuyển từ màu xanh đến xanh sẫm, sang màu vàng lục và đỏ cam, với một chấm đen ở đỉnh quả khi chín. Trong quả có từ 1 – 2 hạt, mỗi cây sâm chỉ có khoảng 10 – 30 quả.

Sâm Ngọc Linh ở đâu và các loại sâm hiện nay

Cây sâm Ngọc Linh được phát hiện nhiều nhất tại núi Ngọc Linh, thuộc miền Trung của Trung Bộ nước ta. Đây là dãy núi nằm trên dải Trường Sơn, thuộc địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam.

Sâm sinh trưởng ở nơi có độ cao trên 1.200m, đạt mật độ cao nhất ở độ cao 1.700 – 2.000m, dưới tán rừng nguyên sinh. Loại cây này ưa thích mọc thành đám dày, dọc theo suối, trên nền đất vàng đỏ trên đá granite dày, nơi đất ẩm nhiều mùn, tơi xốp, nhiệt độ ngày từ 20 – 25 độ C, ban đêm 15 – 18 độ C.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sâm Ngọc Linh khác nhau khiến người tiêu dùng hoang mang, không biết loại nào tốt nhất. Chủ yếu là sâm tự nhiên và sâm nuôi trồng.

Sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên chỉ có tại 2 tỉnh KonTum và Quảng Nam:

  • Sâm Ngọc Linh Kon Tum: Phát hiện nhiều nhất tại chân núi Ngọc Linh – Đăk Tô, ngoài ra còn có ở huyện Tu Mơ Rông, Đắk Giây.
  • Sâm Ngọc Linh Quảng Nam: Xuất hiện tại núi Ngọc Lum Heo – Phước Sơn, đỉnh núi Ngọc Am, huyện Nam Trà My.

Bên cạnh sâm Ngọc Linh tự nhiên đắt đỏ, nhiều đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương để nuôi trồng loại sâm quý này.

Có 2 phương pháp trồng gồm nuôi trồng thủ công bằng cách gieo hạt hoặc ứng dụng công nghệ nhân giống vô tính. Hiện nay, tại nước ta có một số ít vùng trồng sâm Ngọc Linh lớn như Trà Linh (3 ha), Ngọc Linh (4 ha),… Ngoài ra nhiều người dân bản địa cũng tiến hành nuôi trồng theo quy mô nhỏ lẻ, tự phát.

Bộ phận sử dụng, thu hoạch và cách tính tuổi sâm chính xác nhất

Sâm Ngọc Linh là loại cây sống lâu năm, có những cây có tuổi đời trên 100 năm nhưng sinh trưởng khá chậm. Tuy nhiên chỉ có những cây sâm trên 3 năm tuổi, thường là trên 5 tuổi thì mới có giá trị.

Thân rễ và củ là bộ phận có giá trị nhất, ngoài ra rễ con và lá cũng được khai thác. Vào mùa đông, khi lá sâm rụng hết, người dân bắt đầu thu hoạch củ, mang về rửa sạch để dùng tươi hoặc đem phơi khô. Riêng lá sâm được khai thác vào đầu tháng 8 để làm dược liệu, pha trà. Hạt được thi hoạch để làm sâm Ngọc Linh giống cho vụ sau.

Giá sâm Ngọc Linh rừng phụ thuộc chính vào tuổi sâm và trọng lượng củ sâm. Sâm càng nhiều tuổi thì củ càng lớn, nhiều đại gia sẵn sàng chi khoản tiền rất lớn đến hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng để sở hữu.

Vậy cách tính tuổi sâm Ngọc Linh như thế nào?

Theo các chuyên gia, tháng 9 hàng năm lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm, cây bước vào giai đoạn ngủ đông đến hết tháng 12. Trong 3 năm đầu cây chỉ rụng lá, do đó nếu thân cây chỉ có 1 sẹo tức là sâm đã trên 3 năm tuổi. Tiếp đến, mỗi năm cây rụng lá sẽ để lại thêm một vết sẹo trên thân củ. Chính vì thế, để biết sâm bao nhiêu tuổi có thể căn cứ vào vết sẹo này. Cây sâm có ít nhất 5 sẹo mới có giá trị.

Thành phần trong sâm quý

Theo hàng trăm công trình nghiên cứu hiện đại cho thấy, sâm có chứa 52 hợp chất saponin, với hơn 20 loại quý hiếm chỉ có loại sâm này mới có. Đây cũng là loại sâm có chứa nhiều hợp chất saponin nhiều nhất thế giới, trong đó sâm Hàn, sâm Mỹ, sâm Triều Tiên chỉ có 26 saponin.

Cụ thể, trong thân rễ và thân củ sâm Ngọc Linh có chứa 52 hợp chất saponin, trong đó có 50% saponin dammaran Ocotilol, Majonoside-R2, triterpen, Ro, Rb1, Rb2, Rg2, Rg3, Rh1, Rh2,…

Trong lá sâm chứa 19 saponin pammaran. Ngoài ra còn nhiều loại acid amin, polyacetylen, khoáng chất như Fe, K, Cu,… vitamin như B12, B2, E,…

Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì theo quan điểm của Đông y và Y học hiện đại?

Sâm Ngọc Linh là loại sâm thứ 20 trên thế giới được giới chuyên gia đánh giá là loại sâm tốt nhất hiện nay.

Theo Đông y, sâm Ngọc Linh có vị đắng, không độc, quy kinh Tâm, Thận. Có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học về “quốc bảo đất Việt” này, chứng minh công dụng sánh ngang “thiên dược” của sâm.

  • Vị thuốc quý thập toàn đại bổ: Bổ sung vitamin, khoáng chất, ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, chữa suy nhược cơ thể, kích thích hoạt động hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng cần thiết. Rất tốt cho người còi xương, suy dinh dưỡng, gầy yếu, người cao tuổi, người bị thiếu máu, mới ốm dậy,…
  • Hỗ trợ bệnh hô hấp: Tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn đặc biệt với khuẩn Streptococcus, giảm đau họng, giảm ho, long đờm, ngừa hen suyễn.
  • Tốt cho hệ thần kinh: Hỗ trợ phục hồi rối loạn chức năng do stress, chống trầm cảm, giải tỏa căng thẳng, chữa suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu. Tăng cường trí nhớ, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, bệnh lẫn tuổi già.
  • Điều hòa huyết áp, đường huyết: Hỗ trợ tăng huyết áp khi mất máu dẫn đến tụt huyết áp, điều hòa chức năng tim mạch, giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, ngừa xơ vữa động mạch.
  • Tốt cho gan: Tăng cường chức năng gan, đào thải độc tố, giải độc gan, chống xơ gan.
  • Bổ máu: Kích thích cơ thể tăng sinh tế bào hồng cầu, tiểu cầu, chữa thiếu máu, bệnh suy giảm tiểu cầu.
  • Tăng cường chức năng sinh lý: Kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố sinh dục, điều hòa hormone, tăng cường sinh lực, cải thiện sinh lý.
  • Làm đẹp, chống lão hóa: Sử dụng sâm Ngọc Linh giúp ức chế hình thành MDA, chống oxy hóa, làm chậm lão hóa, giúp da trẻ đẹp, tóc xanh.
  • Các tác dụng khác: Cầm máu, phục hồi vết thương và cơ thể, chữa sốt rét, chữa bệnh tiêu hóa.
  • Phòng chống và hỗ trợ bệnh ung thư: Sâm Ngọc Linh có tác dụng giảm đau tốt hơn cả thuốc giảm đau thường, hạn chế dùng Morphin, ức chế phát triển khối u, tiêu tan tế bào lạ, tái tạo tế bào mới. Đồng thời giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao đề kháng, cải thiện triệu chứng sau hóa xạ trị như chán ăn, mất ngủ, thiếu máu, rụng tóc,… kéo dài sự sống.

Nhìn chung, sâm Ngọc Linh là “thiên dược” phù hợp với đa số đối tượng như người cao tuổi, nam giới, nữ giới, người gầy xương, suy dinh dưỡng, mới ốm dậy, bệnh nhân ung thư và người đang mắc các bệnh tật khác.

Chuyên gia hướng dẫn các cách dùng sâm Ngọc Linh hiệu quả nhất

Sâm Ngọc Linh giá thành đắt đỏ, không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng. Vì thế cần sử dụng đúng cách sao cho hấp thụ tối đa dưỡng chất.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – Cố vấn chuyên môn Trung tâm nghiên cứu & ứng dụng Thuốc Dân Tộc, nguyên trưởng khoa Nội bệnh viện YHCT TW, sâm Ngọc Linh có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Sử dụng sâm tươi ngậm trực tiếp

Cách làm:

  • Củ sâm tươi, rửa sạch sẽ sau đó cắt thành lát mỏng.
  • Ngậm trực tiếp trong miệng cho đến khi hết hoàn toàn vị sâm.

Chú ý: Củ sâm tươi nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Pha trà sâm 

Trà sâm Ngọc Linh là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, có tác dụng phòng chống bệnh tật, chống lão hóa và làm đẹp.

Cách pha trà:

  • Rửa củ sâm sạch sẽ, thái thành từng lát mỏng.
  • Mỗi lần sử dụng vài lát khoảng 1 – 2g, thêm nước sôi và hãm trong khoảng 5 phút.

Lưu ý: Bã trà có thể dùng để pha nhiều lần cho đến khi nước trà nhạt dần thì nhai và nuốt bã.

Cách ngâm rượu sâm Ngọc Linh trứ danh cho quý ông 

Rượu sâm có tác dụng bồi bổ sức khỏe, cường gân mạnh cốt, tăng cường sinh lý, ngừa mãn dục nam sớm, hỗ trợ chức năng sinh sản nam giới.

Cách ngâm rượu:

  • Sơ chế sạch sẽ 100g sâm sấy khô hoặc 500g sâm tươi.
  • Ngâm sâm cùng 2 – 3 lít rượu trắng loại ngon trên 50 độ trong bình thủy tinh trong khoảng 3 tháng.

Mỗi ngày uống 50 – 100ml rượu thuốc, không uống quá nhiều. Riêng những người đang mắc bệnh huyết áp, tim mạch, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, đang cho con bú và bệnh nhân ung thư không dùng.

Cách làm sâm Ngọc Linh ngâm mật ong dưỡng nhan bồi bổ sức khỏe 

Thức uống này rất tốt cho cơ thể, đặc biệt người cao tuổi, người đang có bệnh lý, mới ốm dậy, phụ nữ có nhu cầu dưỡng nhan.

Cách thực hiện:

  • Củ sâm tươi rửa sạch sẽ, để ráo nước sau đó thái thành từng lát mỏng.
  • Xếp sâm vào bình thủy tinh sau đó đổ mật ong nguyên chất vào ngập các lát sâm. Đậy kín và sử dụng hàng ngày.

Mỗi ngày ngậm 2 – 4 lát sâm trong miệng cho đến khi tan hoàn toàn.

Sâm hầm thuốc bắc bổ dưỡng 

Món ăn này rất bổ dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh tật, chống suy nhược, tốt cho người đang có bệnh lý nền, bệnh nhân ung thư, người mới ốm dậy, người cao tuổi.

Kết hợp 5 – 6 lát sâm với thang thuốc bắc, đun sắc và dùng mỗi tuần 1 – 2 lần theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Lá sâm Ngọc Linh dùng như thế nào?

Bên cạnh củ, lá sâm cũng được nhiều săn lùng để làm thảo dược. Bạn có thể dùng lá sâm sấy khô để pha trà uống hàng ngày, ngâm rượu hoặc sắc thành nước thuốc.

Những điều bạn nên biết khi sử dụng dược liệu Sâm Ngọc Linh

Là một loại sâm quý mà rất nhiều người săn lùng, song không phải ai cũng biết cách sử dụng để đảm bảo an toàn. Trước khi sử dụng, cần chú ý những thông tin dưới đây:

  • Đối tượng không nên sử dụng: Người đau bụng tiết tả, đi ngoài, chướng bụng, đau bụng thể hàn, phụ nữ có thai sử dụng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, suy nhược mới nên dùng, trẻ em khỏe mạnh nên hạn chế dùng.
  • Lưu ý khi dùng: Không nên dùng vào buổi tối dễ gây mất ngủ, khi đang uống sâm không ăn hải sản và củ cải, không uống chung nước trà với nước sắc từ sâm.
  • Lưu ý khi chế biến: Chỉ dùng ấm đất để đun sắc, bình thủy tinh để ngâm rượu, hạn chế dùng đồ bằng nhựa, kim loại.
  • Liều lượng sử dụng: Sâm lành tính không có độc, có thể dùng hàng ngày. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì chỉ nên dùng tối đa 2 – 6g mỗi ngày.

Sâm Ngọc Linh giá bao nhiêu? Bảng giá sâm tự nhiên và sâm nuôi trồng mới nhất

Sâm Ngọc Linh giá bao nhiêu 1kg phụ thuộc vào nhiều tiêu chí. Quan trọng nhất là tuổi sâm, trọng lượng sâm, bởi lẽ sâm càng nhiều tuổi thì hàm lượng dưỡng chất càng cao. Ngoài ra, giá sâm cũng phụ thuộc vào hình dáng độc lạ của củ, mức độ khan hiếm của thị trường, thường không có giá niêm yết cố định.

Vậy sâm Quảng Nam và sâm Ngọc Linh Kon Tum giá bao nhiêu trên thị trường hiện nay? Theo tìm hiểu của chuyên trang, củ sâm tự nhiên có giá dao động từ khoảng 150 triệu – 500 triệu đồng/kg. Cá biệt có những củ sâm tổ, tuổi đời hơn 100 và kích thước “khủng” có thể được định giá đến cả tỷ đồng.

Nhìn chung, giá sâm Ngọc Linh Quảng Nam và Kon Tum khai thác tự nhiên được niêm yết giá chủ yếu do chủ sở hữu vì rất khan hiếm, không phải lúc nào cũng có.

Bên cạnh đó, giá sâm Ngọc Linh nuôi trồng có phần “dễ chịu” hơn khi dao động trong khoảng từ 20 triệu – 200 triệu đồng/kg tùy độ tuổi song sản lượng cũng không quá nhiều.

Lá sâm Ngọc Linh bao nhiêu tiền, có đắt không? Lá sâm không hiếm như phần củ nhưng cũng được chứng minh có tác dụng rất tốt nên thường được thu hoạch để làm thuốc và pha trà. Tùy thời điểm, giá có thể rơi vào 6 – 8 triệu đồng/kg, so với các loại dược liệu khác thì thuộc loại đắt đỏ.

Bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0
Thảo Dược 2B back to top
Zalo
TRI ÂN: MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TRONG THÁNG 12/2024