Cao Gắm có tác dụng gì? Cách dùng cao Gắm
- Bằng Trần Thị
- Tin tức
- 30/08/2022
1. TỔNG QUAN VỀ CAO GẮM
Cây dây gắm có tên khoa học là Gnetum montanum Markgr Gnetaceae, thuộc họ cây dây leo. Cây thường mọc hoang ở các vùng núi cao, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc như: Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,…
Cây mọc cao dài đến 10 – 12m. Thân cây thường quấn vào các dây rừng, phình lên ở các đốt. Phiến lá hình trái xoan và thuôn dài. Cây có hoa đực và hoa cái, tập trung thành nón, ra hoa vào tháng 6 – 8 và ra quả trong khoảng tháng 10 – 12.
Thân và rễ được thu hái vào một thời điểm nhất định trong năm, đem về rửa sạch, sau đó sao khô, sơ chế thật kỹ. Với nguyên liệu đã có, người ta sẽ đun nhừ 3 ngày 3 đêm, sau đó cô đặc, tinh lọc để thành cao gắm.
Cao gắm có vị đắng, tính ôn, tác dụng khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, giải độc, sát trùng, giảm sưng đau, chữa bệnh xương khớp.
2. CÔNG DỤNG CỦA CAO GẮM TRONG CHỮA BỆNH GÚT
Bệnh gout là một loại viêm khớp đột ngột gây ra hiện tượng sưng đỏ và đau ở các khớp. Nguyên nhân chính là do lượng axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. (Theo Medicalnewstoday.com) Gout được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị trị kịp thời.
Không chỉ trong Đông y mà y học hiện đại với nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cao gắm giúp giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị gout.
2.1. Tăng đào thải axit uric, giảm lượng axit uric máu
Một số thành phần có trong cao gắm giúp hòa tan các tinh thể muối urat ở các khớp thành những phần tử nhỏ. Từ đó, các tinh thể này dễ dàng lưu thông qua các mạch máu, đi đến thận và được đào thải ra ngoài. Cao gắm giúp cho lượng axit uric trong máu không tăng lên quá cao.
2.2. Giảm bớt triệu chứng sưng đau ở các khớp
Dược tính của cao gắm là tiêu viêm, giảm đau. Do đó, sử dụng cao gắm chữa bệnh gút không chỉ giúp tăng cường chuyển hóa, đào thải và hạ nồng độ axit uric mà còn làm giảm các triệu chứng sưng, đau ở các khớp do gout.
2.3. Bồi bổ, tăng cường chức năng gan, thận
Cao gắm giúp bồi bổ khí huyết, phục hồi chức năng gan, thận. Từ đó, gan, thận sẽ làm tốt nhiệm vụ đào thải độc tố, acid uric ra khỏi cơ thể.
3. CÁCH SỬ DỤNG CAO GẮM CHỮA BỆNH GÚT
Cao gắm thường dùng pha nước uống thay trà hằng ngày hoặc ngâm với rượu uống. Đây được xem là vị thuốc điều trị xương khớp và hỗ trợ bệnh nhân mắc gút rất tốt.
3.1. Pha nước uống
– Lấy 5g cao gắm cho vào 350ml nước sôi, đợi cao tan hết.
– Uống khi còn ấm, sau bữa ăn.
– Mỗi ngày dùng từ 10 – 15g cao gắm.
3.2. Ngâm rượu uống
– Ngâm 100g cao gắm đã cắt thành các lát mỏng với 2 lít rượu trắng.
– Ngâm từ 1 – 2 ngày cho cao tan hết trong rượu là có thể uống được.
– Mỗi lần uống 1 ly nhỏ khoảng 40 – 50ml sau bữa ăn.
4. CÁC CÔNG DỤNG KHÁC CỦA CAO GẮM
4.1. Trị rắn cắn
Khi bị rắn cắn cần hạn chế cử động để chất độc không di chuyển đến những vị trí khác. Ngay sau khi bị rắn cắn hãy nhai lá gắm rồi lấy bã đắp vào vết thương, sau đó đến ngay bệnh viện để điều trị.
4.2. Điều trị phong thấp và đau nhức xương khớp
Ngoài công dụng chữa bệnh gút hiệu quả, cây gắm còn có tác dụng điều trị bệnh phong thấp và đau nhức xương khớp.
Chuẩn bị:
– Rễ gắm, thạch lựu, cốt toái bổ, ngũ gia bì, ngưu tất, hy thiêm mỗi loại 4g
– Đồng cân 2g
Cách thực hiện: Đem phơi khô tất cả các nguyên liệu, sau đó tán thành từng viên.
Cách sử dụng: Uống với nước hoặc ngâm rượu, gừng.
Bình luận